Cây thiên ngân
Cây thiên ngân hay còn được gọi bằng nhiều cái tên như : Cây tỷ phú , Cây gáo vàng , Cây Tagu . Là một loài cây có tốc độ phát triển gần như là nhanh nhất trong các loài giống cây lâm nghiệp. Cây thiên ngân là một loài cây có tốc độ phát triển nhanh sau 4 năm với điều kiện đất bình thương chúng ta đã có cây gố có đường kính 25 đến 30cm ( đo cách gốc 1m ) . lượng tăng trưởng bình quân năm từ 3 đến 3,5 mét, trong 3 đến 10 năm là thời kỳ lớn về thân, lượng tăng trưởng bình quân năm của đường kính từ 3 đến 4 cm. 10 năm tuổi cây có thể cao trên 30m và có đường kính trên 100cm. Lượng sinh trưởng luỹ kế về gỗ sau 50 năm vẫn chưa bước vào thời kỳ cao điểm, chứng tỏ cây gáo, sinh trưởng ở giai đoạn sau vẫn lớn. Vì có sức mọc nhanh đến kỳ lạ, nên cây gáo có triển vọng rất lớn. Nếu thâm canh cao, thì chỉ sau 5 đến 8 năm gỗ lớn:
1.Cách gieo hạt giống cây thiên ngân
– Chuẩn bị hạt giống
– Hạt giống phải đúng tiêu chuẩn không nấm mốc ,không hạt lép,độ tinh khiết hạt phải đạt trên 70%
– Hình ảnh hạt giống cây thiên ngân
2 Quy cách gieo hạt giống cây thiên ngân
– Chọn cát đen ( cát chát nhà ) không nhiễm mặt cát phải mịn không có đất đá (tốt nhất nên sàng qua )
– Làm thành luống rộng 0,8 – 1m, dài 4 – 5m, san phẳng mặt luống( chánh chỗ ngập úng)
– Dải lớp cát mỏng khoảng từ 1cm đến 2cm
– Lấy chậu đựng khoảng 70 % cát mịn chộn đều với 100g hạt cho, luống dài 4 – 5m
– Dắc đều chậu cát với hạt đã được chộn điều lên luống dài 4 – 5m
– Sau đó rắc một lớp cát mỏng dày khoảng 0,5cm đến 1cm
– Chú ý xử lý thuốc diệt kiến, tránh để kiến tha mất hạt.
– Rồi phủ ni lông
3 cách chăm sóc
– Sau gieo, tưới ẩm thường xuyên, mỗi ngày 2- 3 lần, đảm bảo giữ độ ẩm trên 90%
– khoảng 3 đến 4 tuần hạt sẽ nảy mầm
– Khi cây con được 4 đến 5 cm đôi lá thật, đem cấy vào bầu
– Bầu phải được đục lỗ để thoát nước, trộn 6 phần đất với 4 phần phân chuồng mục để đóng bầu.
– Sau khi đóng bầu, tưới ẩm, rồi mới đưa cây cấy vào bầu, do cây còn non nên khi cấy cần nhẹ nhàng, tưới nước giữ ẩm thường xuyên
– Làm giàn che cho bầu cây thiên ngân để cây phục hồi sinh trưởng sau đó bỏ giàn che ra để luyện cho cây khỏe, thích ứng với thời tiết bình thường.
Hiện quả kinh tế
* Nếu trồng sản xuất làm gỗ nhỏ, chủ yếu làm nguyên liệu sản xuất bột giấy, chu kỳ khai thác 2-3 năm, mật độ trồng: 10.000 cây/ha (khoảng cách trồng 1m x 1m)
* Nếu trồng sản xuất gỗ trung bình, từ 3-4 năm, mật độ trồng 3000 cây/ha
* Nếu trồng lấy gỗ lớn, 6 năm trở lên, mật độ trồng 1100 cây/ha
– Chi phí ban đầu (tính theo số tròn):
– Giống: 10.000 đ/cây x 1100 cây/ha = 11 triệu đồng/ha
– Công trồng = 20 triệu đồng/ha
– Phân bón = 20 triều đồng/ha
– Thuốc phòng trừ sâu bệnh = 10 triệu đồng/ha
– Phí quản lý:
+ Năm 1 = 5 triệu đồng/ha
+ Năm 2 = 5 triệu đồng/ha
+ Năm 3 = 5 triệu đồng/ha
+ Năm 4 = 5 triệu đồng/ha
+ Năm 5 = 5 triệu đồng/ha
+ Năm 6 = 5 triệu đồng/ha
Tổng cộng = 91 triệu đồng/ha
+ Doanh thu
Năm thứ 6: Trung bình mỗi cây đạt 0.8m3: 1100 x 0.8 m3 x 2 triệu/m3 = 1,76 tỷ đồng/ha
+ Lợi nhuận/ha/chu kỳ: 1,76 tỷ đồng – 0,091 tỷ đồng = 1,669 tỷ đồng/ha
+ Lợi nhuận/năm 1,669 tỷ đồng : 6 = 278 triệu đồng/ha/năm.